Vốn được biết tới là quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại bậc nhất thế giới nhưng ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” của người Nhật Bản cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng sức khỏe đặc biệt là với người cao tuổi có sức đề kháng ngày càng giảm sút. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao tuổi thọ ở Nhật lại cao như vậy? Và bí quyết nào giúp họ chăm sóc sức khỏe người già được hiệu quả như thế? Tất cả sẽ được tiết lộ trong bài viết này, cùng chúng tôi theo dõi nhé.
Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng
Ở Nhật, người già được con cái khuyến khích gặp gỡ giao lưu với bạn bè và tích cực tham gia những hoạt động xã hội giúp cải thiện chất lượng sức khỏe như thể thao, văn nghệ hay các công việc tình nguyện để họ được vận động lại còn nâng cao tinh thần trẻ trung, sảng khoái để hạn chế những suy nghĩ tiêu cực hay sự cô đơn khi có tuổi.
Đặc biệt tại Nhật Bản có một điều hơi khác so với những quốc gia khác trên tthế giới là chỉ khi trên 75 tuổi mới được gọi là già vì thế không khó để bạn bắt gặp những người cao tuổi vẫn lao động hăng say ở Nhật Bản mặc dù họ đã quá tuổi đi làm và nghỉ hưu.
Một số công việc nhẹ nhàng mà người cao tuổi Nhật Bản thường hay làm như làm nông, bán đồ tại các cửa hàng tiện lợi vừa giúp họ có thú vui tuổi già lại hoạt bát, dẻo dai hơn những người ít lao động.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Người Nhật Bản rất ưa chuộng những món ăn truyền thống được làm từ các loại nguyên liệu sạch và tươi; khi chế biến thức ăn họ không sử dụng nhiều dầu mỡ; ưu tiên sử dụng các loại gia vị tốt cho sức khỏe như các loại đậu tương lên men, súp miso, luộc rau, nướng cá hoặc dùng trà xanh.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người cao tuổi ở Nhật còn có thêm những thực phẩm tăng cường sức khỏe như nhân sâm, vitamin và gạo lứt dưới sự hướng dẫn tận tình của các bác sĩ.
Không những vậy quy tắc ăn uống “bất di bất dịch” của người Nhật là không ăn quá no để tránh gây áp lực lên bộ máy tiêu hóa.
Con cái dành nhiều tình cảm, sự quan tâm, lời động viên
Với 25% dân số đang trong độ tuổi nghỉ hưu nên người Nhật Bản rất chú trọng đến việc ứng xử với người già bằng cách nêu cao sự trân trọng và tình yêu thương. Nên dù bận rộn đến đâu những người trẻ và các thành viên trong một gia đình ở Nhật Bản vẫn sẽ cố gắng dành thời gian quây quần bên bữa cơm sum họp, thường xuyên tổ chức các chuyên du lịch gia đình, và thăm hỏi ông bà, bố mẹ những dịp lễ Tết.
Không những thế, trong các gia đình Nhật Bản, con cháu sẽ thường xuyên đến thăm hỏi ông bà kinh nghiệm sống, làm việc cũng như tâm sự và lắng nghe câu chuyện của người cao tuổi. Việc tái hôn ở tuổi xế chiều để có thể nương tựa và chăm sóc lẫn nhau là chuyện hết sức bình thường ở Nhật. Con cháu trong gia đình luôn tôn trọng quyết định của ông bà, bố mẹ.
Khám sức khỏe định kỳ
Khi lớn tuổi cơ thể lão hóa nên người già sẽ phải đối mặt với rất nhiều những rắc rối sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm, đề kháng yếu, hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả. Các bệnh như tim mạch, huyết áp, xương khớp hay trí nhớ là rất phổ biến ở người cao tuổi. Mà những căn bệnh này không thể chữa dứt điểm và có nguy cơ trầm trọng hơn theo thời gian.
Chính vì thế khám sức khỏe định kỳ là hoạt động cần thiết để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Khi khám sức khỏe định kỳ thì các bệnh tật có thể được phát hiện sớm để kịp thời điều trị để tránh chuyển biến nặng hơn. Vì khi lớn tuổi việc điều trị các bệnh sẽ tốn thời gian và khó khăn hơn, khả năng phục hồi cũng kém. Bệnh tật được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt.
Tham gia các hoạt động cùng người cao tuổi
Là người trẻ ai cũng thích được đi thể dục, mua sắm, xem phim hay cà phê lê la cùng bạn bè. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tận hưởng quãng thời gian này cùng ba mẹ để giúp họ quên đi những lo lắng của tuổi già và thấy mình trẻ ra.
Đây chính là một trong những cách chăm sóc sức khỏe người già ít được thực hiện nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ mà bấy lâu nay chúng ta vẫn bỏ quên đó. Hãy đưa ba mẹ đến những trung tâm mua sắm, xem một bộ phim hay cùng ba mẹ đi uống cà phê 1 buổi chiều và cùng ngồi trò chuyện tâm sự để gắn kết tình cảm bền chặt hơn.
Chăm sóc người già không hề khó như chúng ta vẫn nghĩ nếu có sự quan tâm thấu đáo và có sự đầu tư thời gian một cách nghiêm túc. Cuộc sống thì ai cũng bận rộn nhưng mỗi chúng ta nên tự biết cách cân bằng để dành thời gian cho những người thân yêu của mình và cùng họ tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống nhé.
Xem thêm: